Bí mật kinh hoàng bị che đậy hàng thập kỷ

Image
Ông Trình Bội Minh trong cuộc họp báo tại Washington - ảnh chụp màn hình từ video của NTD

“Họ nói tôi phải phẫu thuật nhưng tôi kiên quyết từ chối. Thế là họ đè tôi xuống rồi tiêm một mũi, và tôi nhanh chóng bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi vẫn còn ở trong bệnh viện và cảm thấy bên sườn đau khủng khiếp. Có một ống máu được nối với tôi. Tôi bị còng vào giường. Lúc đó, tôi không nhận ra đó chính là cướp nội tạng. Sau khi trải qua các xét nghiệm y tế, tôi mới phát hiện ra rằng nội tạng của mình đã bị cướp. Một phần gan và phổi của tôi đã bị cắt bỏ. Tôi thậm chí còn không biết về điều đó cho đến khi được khám ở Mỹ.”

Image
Ông Trình Bội Minh với vết sẹo dài chụp lại được trong lần kiểm tra y tế ở Mỹ

Lời khai gây sốc này là của ông Trình Bội Minh tại một họp báo công khai ở Mỹ vào tháng 8/2024, sau khi ông may mắn trốn thoát khỏi giam cầm và tra tấn ở nhà tù tại Trung Quốc, và được cứu sang Mỹ vào năm 2020.

Ông Trình Bội Minh là nạn nhân sống sót đầu tiên bước ra làm chứng về nạn cướp nội tạng vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Câu chuyện của ông phơi bày cho thế giới một cái nhìn hiếm hoi về nỗi kinh hoàng của những tù nhân lương tâm, đặc biệt là của các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt, và những bí mật đằng sau ngành công nghiệp ghép tạng tàn bạo này.

Image

Ông Trình Bội Minh là một trong số hàng trăm nghìn người bị cướp tạng hàng năm tại Trung Quốc, từ sau năm 1999. Con số thật sự sẽ làm bạn phải giật mình kinh hãi.

Sự thật tàn bạo

Sự thực về lĩnh vực ghép tạng thương mại tại Trung Quốc có thể khiến bất kỳ ai bạn phải kinh ngạc, bởi trung bình một bệnh nhân chỉ cần đợi từ một tuần tới một tháng là sẽ có tạng ghép phù hợp. Trong khi thời gian chờ đợi trung bình ở Việt Nam hoặc các nước khác tính bằng năm và không phải lúc nào cũng có thể chờ tới lúc có tạng phù hợp.

Image

Cụ thể, tại Trung Quốc thời gian trung bình tìm một quả thận phù hợp tối đa mất một tháng, còn đối với ghép gan chỉ khoảng hai tuần. Một bệnh viện ghép tạng ở Thượng Hải công nhiên quảng cáo trên website rằng, thời gian trung bình để tìm lá gan phù hợp đối với bất kể bệnh nhân nào cũng chỉ mất khoảng 1 tuần.

Image

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng thời gian chờ này là không khả thi trừ khi bệnh viện ở Trung Quốc có một lượng lớn những người “hiến tặng” nội tạng còn sống. Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 2000-2005, Trung Quốc thực hiện tổng số 60.000 ca ghép tạng, gấp nhiều lần những giai đoạn trước đó.

Số tạng lớn tới từ đâu?

Ông Trình Bội Minh kể rằng, ông bị bắt giữ và tra tấn từ năm 1999-2004 vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân -Thiện -Nhẫn của Phật gia. Tại thời điểm đó, có hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công khác trên toàn Trung Quốc cũng bị bắt giam phi pháp.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bản chất là một thể chế độc tài và vô thần, vậy nên đối với bất kỳ ai có ý thức hệ khác với Đảng, hoặc không chịu sự kiểm soát của Đảng đều bị đàn áp. Tại Trung Quốc, không chỉ có Pháp Luân Công, mà Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) và Cơ Đốc giáo tại gia đều bị đàn áp, và bắt bớ vô cớ. Từ năm 1999, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân khi đó đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công với chính sách công khai “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, huỷ hoại thân thể”.

Image

Sau khi bị bắt giam, các cai ngục sử dụng các hình thức tra tấn khác nhau với mục đích ép buộc những học viên từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công

“Sự tra tấn trong nhà tù rất có hệ thống. Một là tra tấn tinh thần và hai là tra tấn thể xác. Về mặt tinh thần, họ gây áp lực cho tôi và các thành viên trong gia đình tôi vì họ muốn tôi từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, và nếu tôi không làm vậy thì họ sẽ ép vợ tôi ly hôn khi tôi ở trong tù.” Ông Trình được cho biết rằng nếu vợ ông không ly hôn với ông, bà sẽ phải đối mặt với sự bức hại tương tự như những gì ông đang phải đối mặt.

Ông Trình kể lại sau nhiều giờ tra tấn dã man theo kiểu “phanh thây,” trong đó chân tay ông bị kéo căng đau đớn từ bốn phía, ông đã nuốt một chiếc đinh nhỏ rỉ sét và một lưỡi dao cùn mà ông tìm thấy trong phòng tra tấn. Dù không có dấu hiệu bệnh tật ngay lập tức, nhưng ông vẫn bị buộc phải đến bệnh viện để làm phẫu thuật, mặc dù ông kiên quyết từ chối. Sau đó ông bị còng vào giường, với ống truyền IV được dán vào chân, ống dẫn lưu ở ngực trái, ống thở oxy ở mũi, và một vết mổ dài 35cm ở ngực trái. Thông thường, việc loại bỏ những vật thể như vậy sẽ được thực hiện thông qua nội soi, nhưng ông Trình lại phải trải qua phẫu thuật mở lồng ngực.

Sau này khi đã trốn thoát sang Mỹ, và làm kiểm tra y tế tại đây, các chuyên gia cấy ghép đã xác nhận thông qua chụp CT rằng ông Trình bị thiếu phân thùy 2 và 3 của thùy gan trái, cũng như một nửa thùy dưới bên trái của phổi.

Ông Trình đã rất may mắn khi có thể trốn thoát trước khi ông bị phẫu thuật lần 2, tuy nhiên, 99,9% số người bị bắt giam khác không thể trốn thoát được.

Theo thống kê tới năm 2019, có hơn 4000 học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị bức hại đến chết, vô số trường hợp bị bắt giữ và tra tấn phi pháp. Số trường hợp tử vong do nạn thu hoạch nội tạng còn cao hơn nhiều.

Pháp Luân Công là gì và tại sao bị bức hại?

Năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu giới thiệu về một môn khí công Phật Gia thượng thừa tên gọi là Pháp Luân Công. Lớp học đầu tiên của ông bắt đầu với 180 người học, các lớp học sau này tăng lên 500, 1000, 4000 và có thời điểm cao nhất, một khóa học tại Quảng Châu có tới 6000 người tham gia. Số lượng người học đã tăng lên nhanh chóng qua các khóa học, vượt qua các môn khí công khác tại thời điểm đó ở Trung Quốc.

Image

Vì vậy, vào những năm 1990, mỗi sáng sớm ở các khu vực công cộng hoặc công viên ở Trung Quốc người ta luôn thấy một cảnh tượng đẹp, thanh bình: Người dân thuộc mọi lứa tuổi, giai tầng trong xã hội, trong đó nhiều người bản thân là thành viên ĐCSTQ, luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trên nền nhạc an hòa, trước khi họ đi học và đi làm.

Image

Vì sao Pháp Luân Công thu hút nhiều người học tới vậy?

Những bài giảng của Sư Phụ Lý không giống như các môn khí công khác lúc bấy giờ, bởi ngài luôn chú trọng vào việc dạy con người đề cao tiêu chuẩn đạo đức, hoàn thiện bản thân. Pháp Luân Công dạy người học chiểu theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn, nhấn mạnh vào việc tu dưỡng đức hạnh như một con đường thực sự mang đến sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Image

Về phương diện lợi ích sức khỏe, báo cáo của Uỷ ban Thể thao Quốc Gia Trung Quốc năm 1998 khẳng định hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đạt 98,8% đối với nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh về tiêu hoá, xương, khớp, tim mạch... Báo cáo này cũng kết luận, “việc tập luyện và hiệu quả của Pháp Luân Công là xuất sắc. Pháp Luân Công đã làm được một khối lượng công việc phi thường để cải thiện sự ổn định và đạo đức của xã hội.”

Image

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc lúc bấy giờ là Kiều Thạch trong báo cáo điều tra về Pháp Luân Công trước Bộ Chính trị Trung Quốc đã kết luận: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”.

Ngoài ra, Pháp Luân Công và Đại Sư Lý Hồng Chí đã nhận được hơn 3.600 giải thưởng và thư công nhận trong và ngoài nước. Pháp Luân Công được vinh danh là “Minh tinh Công phái” – danh hiệu cao quý nhất tại 2 lần Hội Sức khỏe Đông phương năm 1992, 1993 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại Sư Lý Hồng Chí đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình, được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng “Tự do Tư tưởng Sakharov”, được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House).

Image

Thời kỳ đen tối

Tới năm 1998, Pháp Luân Công đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc và trên thế giới, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã quảng bá trên tivi rằng, “có hơn 100 triệu người trên thế giới đang học Pháp Luân Đại Pháp”. Tới năm 1999, theo ước tính chính thức của chính quyền Trung Quốc, riêng tại Trung Quốc có 70 triệu người học, nghĩa là cứ 13 người ở Trung Quốc thì có 1 người học Pháp Luân Công. Nhiều trường hợp, cả gia đình đều theo học Pháp Luân Công do thấy được sự cải biến cả sức khỏe và tinh thần của người thân và bạn bè xung quanh sau khi học Pháp Luân Công.

Như vậy, số lượng người học Pháp Luân Công thậm chí vượt qua số lượng Đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ.

Không một ai ngờ rằng, trong khi Pháp Luân Công được người dân yêu mến và ủng hộ như vậy, thì chỉ vì sự đố kỵ, độc tài và tham quyền lực cá nhân của người đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân lúc đó đã dẫn tới quyết định đàn áp trên toàn quốc với những người tin và học Pháp Luân Công.

Image

Một nguyên nhân khác là do ý thức hệ tư tưởng của đảng cộng sản đối nghịch với các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã công khai quan điểm coi Pháp Luân Công là mối đe dọa về ý thức hệ trên các phương tiện truyền thông của đảng như Tân Hoa Xã. Các giá trị Chân Thiện Nhẫn, đức tin vào Phật, Đạo, Thần và việc thực hành tu luyện cá nhân để đạt đến cảnh giới tinh thần cao của Pháp Luân Công mâu thuẫn với hệ tư tưởng vô thần luận (Không tin vào thần) của đảng cộng sản. Trong bức thư gửi cho các uỷ viên Bộ Chính trị vào tháng 4/1999, Giang Trạch Dân đã nói: “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?”. Bức thư này đã được in và lưu hành tại Trung Quốc.

Trước khi xảy ra việc đàn áp Pháp Luân Công, trong Bộ Chính trị Trung Quốc có nhiều quan điểm phản đối việc đàn áp này. Theo các nguồn tin thân cận, phần lớn các uỷ viên Bộ Chính trị Trung Quốc bấy giờ đã đọc sách “Chuyển Pháp Luân” — Cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Theo lời kể lại, Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào bấy giờ có thái độ trân trọng Pháp Luân Công và coi cuốn “Chuyển Pháp Luân” là “một cuốn sách để tu Phật, không thể tuỳ tiện được”. Thủ tướng Chu Dung Cơ bấy giờ muốn tìm một giải pháp hoà giải với Pháp Luân Công và cho rằng: “mong ước lớn nhất của họ [Pháp Luân Công] chỉ là để trở nên khỏe mạnh... Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị”.

Tuy nhiên, theo điều tra của Hạ viện Mỹ, Giang Trạch Dân đã độc đoán phủ định và đưa ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Theo các nguồn tin nội bộ, ông ta đã thao túng Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua âm mưu cung cấp thông tin tình báo giả là Pháp Luân Công nhận hàng chục triệu USD tiền và ủng hộ từ Cơ Quan Tình Báo TW Hoa Kỳ (CIA).

Image

Nhiều báo chí phương Tây trong đó có Thời báo Washington của Mỹ đã điều tra vụ việc này, và phủ nhận thông tin trên, kết luận rằng, “Giang Trạch Dân tự mình quyết định tiêu diệt Pháp Luân Công”.

Thêm vào đó, các nhà phân tích quốc tế cho rằng có cơ sở cho thấy Giang Trạch Dân mượn việc đàn áp Pháp Luân Công để củng cố quyền lực độc tài trong Bộ Chính trị của mình, cũng như đánh lạc hướng dư luận quần chúng khỏi các vấn đề tham nhũng, bạo lực, tha hoá của ĐCSTQ.

Tháng 6/1999, Giang Trạch Dân đã chỉ đạo thành lập Phòng 610, đây là một cơ quan mật vụ được bố trí trên toàn quốc, trực thuộc đảng, chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công với đặc quyền vượt trên tất cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, các cấp chính quyền và các tòa án. Kể từ tháng 7/1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công chính thức bắt đầu và vẫn đang tiếp diễn.

Câu chuyện của ông Trình Bội Minh là một ví dụ điển hình cho việc bắt bớ, giam giữ và tra tấn phi pháp các học viên Pháp Luân Công. Nạn mổ cướp nội tạng này chỉ là một phần trong chiến dịch xóa sổ Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Hàng thập kỷ lừa dối

Nhiều người sẽ tự hỏi, liệu người dân Trung Quốc có biết được sự thật của cuộc đàn áp và nạn mổ cướp nội tạng này hay không?

Sự thật là họ đã bị chính quyền ĐCSTQ lừa dối và che đậy trong hàng thập kỷ.

Ngay sau khi ĐCSTQ tiến hành đàn áp và bắt bớ học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đồng thời phát động một chiến dịch tổng lực bôi nhọ Pháp Luân Công trên tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước, quy kết Pháp Luân Công là “hữu thần” (ngược lại với vô thần), “tà giáo”, “gây bất ổn định xã hội” và tuyên bố cấm Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Ảnh poster tuyên truyền của Trung cộng: “Ủng hộ mạnh mẽ quyết định của BCH TW (đảng) xử lý tổ chức phi pháp Pháp Luân Công”

Ảnh poster tuyên truyền của Trung cộng: “Ủng hộ mạnh mẽ quyết định của BCH TW (đảng) xử lý tổ chức phi pháp Pháp Luân Công”

Đặc biệt, họ đã dàn dựng một vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn, với thủ đoạn như sau: Vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người được cho là đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Toàn bộ khung cảnh này đã được các camera ở các góc khác nhau ghi lại. Chỉ vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, các phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước đã tràn ngập tin tức rằng những người tự thiêu đó là các học viên Pháp Luân Công. Kèm theo những bản tin này là những đoạn phim rùng rợn quay cảnh các nạn nhân tự thiêu nhằm miêu tả các giáo lý của Pháp Luân Công là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm kịch này.

Ảnh tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn

Việc phát tán thông tin ngụy tạo và vu khống này đã khiến nhiều người dân quanh lưng và hiểu sai về những người tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vào tháng 8/2001 Báo cáo điều tra của Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) tại phiên họp Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ họ có bằng chứng bằng video cho thấy ĐCSTQ chính là người “thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc”. Theo điều tra, cả năm người trong vụ tự thiêu giả này đều chưa từng luyện Pháp Luân Công, và việc tự thiêu đi ngược lại hoàn toàn với nguyên lý tu luyện Chân- Thiện- Nhẫn của Pháp Luân Công.

Sự kiện này chỉ là một trong số nhiều ngụy tạo và lừa dối mà ĐCSTQ đã tạo ra để tẩy não người dân, khiến nhiều người dân Trung Quốc có thái độ tiêu cực với Pháp Luân Công, cuối cùng khiến ĐCSTQ có lý do chính đáng để dễ dàng tiến hành cuộc bức hại.

Lời khai thay đổi mọi thứ

Năm 2021, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về những thông tin đáng tin cậy mà họ nhận được về hoạt động mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc: “Cướp nội tạng ở Trung Quốc dường như nhắm vào các nhóm thiểu số dân tộc, ngôn ngữ, hoặc tôn giáo cụ thể đang bị giam giữ tại các địa điểm khác nhau, những người thường không được giải thích lý do tại sao họ bị bắt giữ hoặc không được xem lệnh bắt giữ,” họ nói. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước các báo cáo về phân biệt đối xử với các tù nhân hoặc người bị tạm giam dựa trên sắc tộc, tôn giáo, hoặc tín ngưỡng của họ.”

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, việc tìm bằng chứng rất khó khăn, và việc có nhân chứng sống thì càng khó hơn. Vậy nên, các chuyên gia đã phải dựa vào việc phân tích một cách tỉ mỉ số lượng ghép tạng thay đổi tại Trung Quốc giai đoạn trước vào sau năm 1999.

Và lời khai của ông Trình Bội Minh đã thay đổi mọi thứ.

Ông Mantas, một luật sư nhân quyền quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng lời khai của ông Trình Bội Minh trong cuộc họp báo, “Câu chuyện của ông Trình Bội Minh đã củng cố quan điểm rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị ngược đãi đến mức họ không được đối xử công bằng, và sự ngược đãi đó mở rộng đến việc cướp nội tạng.”

Dựa trên quá trình điều tra độc lập nhiều năm, ông Mantas tin rằng, hàng năm có khoảng 100.000 người đã bị giết và mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Kêu gọi hành động

Việc ông Trình Bội Minh sống sót và dũng cảm đứng ra làm chứng đã mang lại tia hy vọng giúp phơi bày sự thật về cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc mà cộng đồng thế giới không thể làm ngơ.

Ông Mantas cũng nhấn mạnh rằng, “chúng ta cần hiểu rằng cướp nội tạng không chỉ là vi phạm nhân quyền – đó là tội ác chống lại loài người. Nó đang diễn ra ở quy mô gần như không thể tưởng tượng được và nó đòi hỏi phản ứng từ cộng đồng quốc tế.”

Vào tháng 10/2024, Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công nhằm mục đích giải quyết tội ác cướp nội tạng ở Trung Quốc đã được đệ trình lên Thượng viện Mỹ. Đạo luật này là một bước quan trọng trong việc buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn ác này.

Ông Trình Bội Minh hy vọng rằng với việc chia sẻ câu chuyện của mình cùng với những bằng chứng xác thực này, cộng đồng quốc tế có thể ngăn chặn và chấm dứt hoàn toàn tội ác này:

“Khi ở trong tù, tôi đã thỏa thuận với các học viên Pháp Luân Công khác rằng bất cứ ai sống sót sẽ nói với thế giới hãy chấm dứt những tội ác của chính quyền Trung Quốc, nhưng nhiều người trong số họ đã bị giết. Tôi là một trong những người may mắn – tôi đã sống sót. Nhưng có vô số người đã không may mắn như tôi. Họ đã không thể cất lên tiếng nói của mình, nhưng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng thay cho họ. Thế giới cần biết chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Tội ác này không thể được phép tiếp tục.”

Nếu bạn ủng hộ công lý, và muốn giúp sức chấm dứt cuộc bức hại và nạn cướp nội tạng này, hãy cùng ký vào đơn thỉnh nguyện này.